Sau khi nổi tiếng ở phương tây với món lẩu “Sukiyaki” hoặc lạ hơn là món “Sushi”, ẩm thực Nhật Bản trong những năm gần đây đã trở nên quen thuộc hơn và được xem cao trên toàn thế giới. Nhiều du khách đến Nhật Bản đã thử cảm giác thú vị khi dùng món cá sống hoặc tôm chiên bột.
1. Sushi
Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra, và ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. Khi dùng nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận trọn vẹn hương vị trong từng khoanh. Cái vị là lạ của cơm trộn dấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi. Thành phần phổ biến nhất là cá ngừ, mực và tôm dùng kèm với dưa leo, củ cải muối và trứng ngọt tráng mỏng.
2. Sashimi
Sashimi là một món ăn truyền thống Japan mà thành phần chính chủ yếu là các loại hải sản tươi sống. Hải sản dùng để Sashimi phải có “tiêu chuẩn sashimi”, được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, sau đó được xử lý ngay theo các bước đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi. Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá basa, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Ngoài ra, Sashimi còn được làm từ thịt hay rau củ quả…
3. Shabu-shabu
Shabu-shabu cũng là một món lẩu nhưng nguyên liệu chính là thịt bò. Những lát thịt bò tươi mới, chất lượng được thái mỏng khá điệu nghệ, thực khách lần lượt nhúng những lát thịt này vào nước dùng nóng và ăn khi còn hơi tái sẽ đảm bảo vị ngon của món ăn. Nước lẩu shabu-shabu có vị ngọt thanh, nước trong và thường được nấy với bắp cải, rong biển, nấm shiitake và một số nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khoẻ khác
Xem thêm >>> Tour du lịch Nhật Bản – Cung Đường Vàng Nagoya – Kyoto – Mie – Yamanashi – Tokyo 6 ngày 5 đêm
4. Sukiyaki
Sukiyaki là món ăn “thống trị Nhật Bản” với thành phần chính là thịt bò Rib eye, cùng đa dạng các loại nấm thiên nhiên. Khi nấm và các nguyên liệu khác trong nồi bắt đầu chín, nhúng thịt bò được cắt lát theo kiểu “Sukiyaki” đến độ chín vừa đủ tùy theo khẩu vị của mỗi người. Món này được chấm với nước sốt trứng hoặc sốt làm từ tương Kikkoman và thưởng thức ngay.
5. Mì Udon, Ramen và Soba
Mì Udon
Udon được làm từ bột mì, muối và nước, có thể ăn nóng hoặc lạnh nhưng ăn nóng vẫn luôn là cuốn hút hơn cả. Sợi mì Udon có màu trắng đục, to và dai. Nước dùng có vị lạ và đặc trưng – mặn nhẹ và ngọt thanh
Mì Ramen
Ramen khác hoàn toàn với Udon ở chỗ sợi mì nhỏ xíu và vàng tươi. Mì Ramen thường được dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau như: thịt lợn thái lát, rong biển khô, chả cá Nhật Bản, trứng, ngô, bắp cải…phụ thuộc vào khẩu vị mỗi người. Nước dùng chủ yếu được hầm từ xương heo.
Mi Soba
Sợi mì soba dài và dai, có màu nâu sẫm, được làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mỳ, nhào nặn và cắt thành từng sợi nhỏ. Cũng tương tự mì Udon, mì Soba có thể ăn nóng hoặc lạnh. Mì soba ăn lạnh được chấm với nước tương, củ cải mài, rong biển, mù tạt và hành lá. Người Nhật ăn mì Soba trong tết truyền thống theo Dương lịch.
6. Tempura
Tempura là 1 món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu. Tempura có thể nói đây là món ăn điển hình của xứ sở mặt trời mọc. Tuy nó ra đời sau Sushi nhưng Tempura lại đem lại hương thơm, vị mới lạ nên nó được người Nhật đặc biệt yêu thích.
7. Tonkatsu
Tonkatsu làm từ thịt lợn ra đời vào cuối thế kỷ 19 và là 1 món ăn phổ biến tại Nhật Bản. Nguyên liệu gồm một gói bột chiên, thịt thăn lợn dày từ một đến hai centimet và được thái lát thành những miếng vừa ăn, thường được ăn kèm với bắp cải và súp miso. Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp muối, tiêu và được rắc nhẹ một lớp bột mì, tiếp đến ta nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán.
8. Kaiseki Ryori
Kaiseki Ryori là tên gọi của một bữa ăn cổ truyền được coi là tinh tế và phức tạp nhất trong nghệ thuật ẩm thực Nhật. Đây thường là một bữa tiệc để chiêu đãi khách quý và thể hiện lòng hiếu khách của người chủ nhà. Kaiseki Ryori sử dụng nguyên liệu theo mùa chủ yếu gồm rau, cá với rong biển và nấm và có hương vị đặc trưng.
9. Yakitori
Yakitori là 1 trong những món ngon của Nhật được nhiều du khách đến Nhật yêu thích lựa chọn thưởng thức. Để làm món này, người ta hay được sử dụng thịt gà để nướng. Thịt gà được ướp kỹ với muối và nước sốt đặc trưng được gọi là “tare”. Tare được làm từ nước tương, mirin, rượu sake, và đường với một công thức chế biến tạo sự cân bằng giữa độ mặn và độ ngọt. Ngoài ra có thể thêm gừng cho mùi thơm nồng, phảng phất thêm chút vị béo của dầu vừng và ngọt thanh của mật ong, tạo nên phong vị rất đậm đà đặc trưng, hút hồn du khách ngay lần đầu tiên trải nghiệm.
10. Sake
Loại rượu gạo của người Nhật thường được dùng chung với một loạt các món ăn. Sake được chế biến từ gạo và nước và được coi là đồ uống có cồn từ thời cổ đại. Vì rượu có thể uống nóng nên “cảm xúc” đến nhanh hơn và làm ấm cơ thể vào mùa đông. Khi uống rượu ướp lạnh cũng sẽ có một hương vị tương tự như như rượu vang chất lượng cao. Mỗi vùng miền trên khắp đất nước đều có nhà máy rượu địa phương mang hương vị đặc trưng riêng tùy vào chất lượng gạo và nước Cũng như sự khác biệt trong quá trình sản xuất rượu