Sự xuất hiện với tần suất dày của bún cá, bún mắm, hủ tiếu, bánh tằm bì… phần nào cho thấy “tình yêu” của thực khách Sài thành với các món ăn ẩm thực miền Tây.
Bún cá: Sài Gòn có hàng loạt thương hiệu bún cá như bún cá Kiên Giang, Sóc Trăng, An Giang… Điểm chung của món này là được nấu từ các loại mắm đặc trưng của vùng sông nước như mắm cá linh, cá sặc, mắm bò-hóc… Tuy nhiên, cách gia giảm gia vị và nguyên liệu đi kèm… khiến chúng trở nên riêng biệt.
Hủ tiếu: Các thương hiệu của hủ tiếu miền Tây có thể kể đến là hủ tiếu Mỹ Tho, Nam Vang, Sa Đéc, Gò Công. Mỗi loại đều có hương vị, cách thưởng thức khác nhau, nhưng đều thu hút người dùng với sợi hủ tiếu dai mềm, nước dùng trong vắt.
Bún mắm là món ăn được biến tấu từ món mắm kho, một trong những món ăn đặc trưng của người dân Nam Bộ. Mắm kho thường được dùng chung với cơm trong bữa ăn gia đình. Khi gia giảm thêm nước dùng, bún tươi, rau sống, mắm kho trở thành bún mắm.
Lẩu mắm tương tự như bún mắm, nhưng dùng cho nhiều người. Thành phần và nguyên liệu của món ăn này vì thế cũng phong phú hơn tùy sở thích, khẩu vị của mọi người.
Bánh xèo miền Tây thường được tráng trong chảo lớn và có nhân phong phú. Nước chấm đóng vai trò quan trọng. Bánh xèo thường ăn kèm với rau xà lách, cải bẹ canh, húng quế, húng thơm…
Bì cuốn không tạo được ấn tượng mạnh về màu sắc hay nguyên liệu, song, ai từng thưởng thức món ăn này đều nhớ mãi vị ngon của nó.
Chuối nếp nướng là sự tổng hòa giữa vị ngọt của chuối cùng với vị ngọt, thơm, dẻo của nếp nướng, béo của nước cốt dừa.
Bánh cống là sự kết hợp giữa thịt, hành lá, tôm, đậu xanh và đậu nành tạo nên món bánh thơm ngon, hấp dẫn. Món này ăn cùng các loại rau đặc trưng Nam bộ, chấm cùng nước cá kho.
>>> du lich vung tau
Bánh ống lá dứa có màu xanh thơm của lá dứa, béo ngậy của dừa nạo, muối mè cùng độ tơi xốp của phần bột bánh nóng hổi.
Xem thêm: mẹo vặt du lịch